DỰ ÁN
TIN TỨC NỔI BẬT
Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024; Hội nghị viên chức và người lao động năm 2024 của Phân viện KHCN GTVT Phía Nam Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024; Hội nghị viên chức và người lao động năm 2024 của Phân viện KHCN GTVT Phía Nam
Lễ kết nạp Đảng viên mới và công nhận Đảng viên chính thức Lễ kết nạp Đảng viên mới và công nhận Đảng viên chính thức
 Đại hội Công đoàn bộ phận Phân viện KHCN GTVT Phía Nam, lần thứ XV, nhiệm kỳ 2023-2028 Đại hội Công đoàn bộ phận Phân viện KHCN GTVT Phía Nam, lần thứ XV, nhiệm kỳ 2023-2028
Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023; Hội nghị viên chức và người lao động năm 2023 của Phân viện KHCN GTVT Phía Nam Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023; Hội nghị viên chức và người lao động năm 2023 của Phân viện KHCN GTVT Phía Nam
Đại hội Chi bộ phận Phân viện KHCN GTVT Phía Nam nhiệm kỳ 2022-2025 Đại hội Chi bộ phận Phân viện KHCN GTVT Phía Nam nhiệm kỳ 2022-2025

LIÊN KẾT

Lịch vạn niên

  Trang chủ  
  Giới thiệu  
  LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG  
  NHÂN LỰC - THIẾT BỊ  
  KINH NGHIỆM - THÀNH TỰU  
  TIN TỨC  
  Liên hệ  
 English
TIN NGHÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI 29/04/2024 | 09:52:41
 
Xem hình
Quỹ bảo trì đường bộ - Người dân nộp phí để đường sá tốt hơn

Từ đóng góp của người sử dụng ôtô, xe máy và ngân sách Nhà nước cấp bù hàng năm, Quỹ Bảo trì đường bộ vận hành từ 1/6/2012 sẽ đáp ứng khoảng 80% nhu cầu tài chính cho công tác quản lý, duy trì chất lượng vận hành hệ thống đường bộ cả nước. Mức phí thu, quản lý và sử dụng Quỹ, tổ chức hoạt động của Hội đồng quản lý Quỹ sao cho hợp lý, công khai, minh bạch đang là vấn đề được dư luận hết sức quan tâm.

Quỹ hoạt động từ 1/6/2012

Hiện ngân sách chỉ đáp ứng dưới 50% nhu QLBT quốc lộ
Hiện ngân sách chỉ đáp ứng dưới 50% nhu cầu quản lý, bảo trì quốc lộ.

Trong cuộc họp triển khai Nghị định của Thủ tướng về thành lập Quỹ Bảo trì đường bộ (BTĐB) sáng 20/3, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường khẳng định, quyết tâm đưa Quỹ BTĐT vào hoạt động đúng thời hạn quy định. Mức phí, cách thức thu chi và bộ máy điều hành Quỹ BTĐB đã được Bộ GTVT dự thảo. Dự kiến ngay đầu tuần tới, Bộ GTVT sẽ họp với Bộ Tài chính để thống nhất các nội dung này. Đầu tháng 4/2012, các cơ quan có thẩm quyền cần ban hành các văn bản pháp lý cần thiết, gồm có Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, quản lý thu phí sử dụng đường bộ, Thông tư của liên Bộ GTVT - Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng Quỹ BTĐB, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý và quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý Quỹ BTĐB Trung ương.

Trước đó, căn cứ theo quy định của Điều 47 Luật GTĐB, ngày 13/3 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 18/2012/NĐ-CP về việc lập, quản lý và sử dụng Quỹ BTĐB.

Quỹ BTĐB là Quỹ của Nhà nước, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước. Quỹ được hình thành ở cấp Trung ương gọi là Quỹ Trung ương - chịu trách nhiệm tài chính cho QLBT hệ thống quốc lộ, Quỹ được hình thành ở các tỉnh - thành phố trực thuộc Trung ương gọi là Quỹ địa phương - chịu trách nhiệm tài chính cho QLBT hệ thống đường bộ địa phương.

Nguồn hình thành Quỹ chủ yếu gồm: phí sử dụng đường bộ thu hàng năm trên đầu phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, bao gồm cả ôtô và môtô xe máy; Ngân sách Nhà nước - gồm Ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh, thành phố - cũng được bổ sung để đáp ứng cơ bản nhu cầu tài chính cho QLBT đường sá. Các nguồn tài chính này đáp ứng khoảng 80% cho QLBT quốc lộ và tương tự cho đường địa phương.

Đề xuất mức phí 180.000 đ/tháng/ôtô 4 chỗ

Trên cơ sở nhu cầu tài chính cho công tác QLBT hệ thống đường bộ của cả nước và nghiên cứu mức thu phí đường bộ của một số quốc gia, dự kiến mức phí thu cũng đã được Bộ GTVT tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành địa phương và báo cáo Thủ tướng Chính phủ cuối năm 2011 trong Đề án Quỹ BTĐB.

Sẽ lập tức giải thể các trạm thu phí nộp ngân sách
Sẽ lập tức giải thể các trạm thu phí nộp ngân sách

Mức phí được dự kiến gồm 7 mức với từng loại ôtô, trong đó mức cơ bản - mức thấp nhất tính với nhóm xe cơ sở là 180 ngàn đ/tháng/xe, cao nhất là nhóm xe có tải trọng từ 18 tấn trở lên 1,44 triệu đ/tháng.

Thiếu tiền không thể giữ đường

Hiện với ngân sách Nhà nước cấp trên 2.500 tỉ đồng mỗi năm, mới chỉ đáp ứng gần 50% nhu cầu QLBT cho quốc lộ và tùy ngân sách từng địa phương chỉ đáp ứng khoảng 20% nhu cầu QLBT đường địa phương. Báo cáo của Tổng cục ĐBVN nêu rõ: “Tình trạng sửa chữa hiện nay mang tính giật gấu vá vai, chỉ ứng cứu những đoạn hư hỏng mà không thực hiện được sửa chữa đúng định kỳ. Cầu đường đã đến kỳ sửa chữa nhưng không có vốn nên xuống cấp rất nhanh”.

Theo tính toán của Tổng cục ĐBVN, dựa trên cơ sở Đề án “Nhu cầu vốn cho QLBT hệ thống đường quốc gia” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhu cầu vốn quản lý, bảo trì một năm cho quốc lộ hiện cần 6.700 tỉ đồng, cho đường địa phương cần 5.500 tỉ đồng (chỉ tính cho đường tỉnh, đường huyện và đường đô thị), tại thời điểm 31/12/2010. Hiện nay tính ra với gần 50 trạm thu phí, ta mới thu được phí BTĐB khoảng 3.500km quốc lộ và hoàn toàn chưa thu được ở đường địa phương.

Diễn giải mức thu với nhóm xe cơ sở (gồm có xe con, xe tải dưới 2 tấn, xe du lịch dưới 12 ghế), Tổng cục ĐBVN cho biết, theo thống kê, trung bình ô tô con mỗi ngày chạy từ 80 - 100km, mỗi tháng sử dụng 22 ngày, vậy xe chạy mỗi tháng 1.800km. Nhóm xe cơ sở này tiêu hao 10 lít xăng/100km.

Vậy một tháng sử dụng 180 lít xăng. Phí bảo trì đường bộ thu 1000 đồng/ lít xăng. Như vậy, một xe cơ sở sẽ nộp phí là 180 lít xăng x 1000 đồng = 180.000 đồng/tháng.

Mức thu phí đối với các nhóm xe khác được tính toán dựa trên mức thu của nhóm xe cơ sở.

Trong điều kiện hiện nay, theo ông Nguyễn Văn Quyền - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục ĐBVN, việc tính toán mức thu như trên mới chỉ đạt ở mức tương đối công bằng. Nhà nước cần khuyến khích chủ phương tiện ôtô lắp thiết bị tính phí sử dụng đường bộ càng sớm càng tốt.

Với môtô, xe gắn máy, mức phí do UBND cấp tỉnh quyết định trên cơ sở nghị quyết của HĐND, trong khung mức thu phí môtô được Bộ Tài chính ban hành.

Dự kiến có 4 khung áp dụng với từng loại xe có dung tích xi lanh khác nhau, thấp nhất 80.000đ, cao nhất 225.000đ/năm/xe. Mức này được tính toán dựa trên số km chạy trung bình một tháng là 400 - 500km, mức tiêu hao xăng khoảng 2 lít/100km.

Làm sao đạt hiệu quả, công khai, minh bạch?

Để người sử dụng đường bộ biết tiền của họ sẽ được thu chi như thế nào là nội dung cần được quan tâm khi đưa Quỹ BTĐB vào hoạt động. Luật GTĐB và các văn bản quy phạm pháp luật hướng đến việc quy định chặt chẽ vấn đề này.

Theo Luật GTĐB, thẩm quyền trách nhiệm cao nhất đối với việc quyết định thành lập Quỹ, bổ nhiệm nhân sự trong Hội đồng quản lý Quỹ thuộc về Thủ tướng Chính phủ.

Hội đồng quản lý Quỹ chịu trách nhiệm trực tiếp điều hành gồm: Bộ trưởng Bộ GTVT là Chủ tịch Hội đồng do Thủ tướng trực tiếp bổ nhiệm, các Phó chủ tịch gồm Thứ trưởng Bộ GTVT, Bộ Tài chính và lãnh đạo Tổng cục ĐBVN, đại diện Hiệp hội Vận tải ôtô VN, Đại diện Phòng Thương mại và công nghiệp VN là thành viên. Mỗi lá phiếu biểu quyết của các thành viên trong hội đồng có giá trị như nhau.

Tài chính của Quỹ BTĐB được quản lý chặt chẽ như đối với quản lý tiền ngân sách, đồng thời có sự giám sát trực tiếp của đại diện người dân đóng tiền sử dụng đường bộ là thành viên của Hội đồng quản lý Quỹ.

Ông Nguyễn Ngọc Đông - Thứ trưởng Bộ GTVT kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục ĐBVN cho biết: “Chúng tôi có ý thức trách nhiệm làm đúng, công khai minh bạch để đảm bảo sử dụng hiệu quả tài chính của Quỹ BTĐB. Tổng cục đang thí điểm tiến tới triển khai trên diện rộng công tác đấu thầu công khai việc quản lý sửa chữa đường bộ, xã hội hóa công tác QLBT đường bộ theo mục tiêu chất lượng - minh bạch công tác đấu thầu, kiểm tra nghiệm thu, thanh toán”.

 Phương Anh

  • Ông Nguyễn Ngọc Đông - Thứ trưởng Bộ GTVT kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục ĐBVN: Người dân được hưởng lợi ích trực tiếp

Nếu chỉ trông chờ vào ngân sách nhà nước cấp theo kế hoạch mỗi năm sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu quản lý, bảo trì đường sá. Không những vậy, nguồn tài chính này cũng không ổn định, tùy thuộc vào chính sách tài khóa, cân đối ngân sách từng năm. Quỹ BTĐB cùng với các nguồn thu phong phú của nó sẽ là giải pháp tốt cho việc bảo đảm nguồn vốn bảo trì đường bộ.

Việc ra đời Quỹ BTĐB là một bước tiến mới trong tiến trình xã hội hóa các nguồn lực phục vụ công tác quản lý và bảo trì hệ thống đường bộ. Các tác động tích cực là cơ bản, toàn diện, phù hợp với xu thế của nhiều nước trên thế giới và khuyến cáo của các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng châu Á (ADB), Tổ chức Hợp tác phát triển của Nhật Bản (JICA). Các tác động tiêu cực là rất ít và chỉ ở thời điểm đầu triển khai Quỹ.

Mức phí đường bộ dự kiến từ 180.000đ đến 1.440.000đ mỗi tháng với từng loại xe
Mức phí đường bộ dự kiến từ 180.000đ đến 1.440.000đ mỗi tháng với từng loại xe

Theo báo cáo “Đánh giá tác động của Nghị định về Quỹ BTĐB” của Bộ GTVT, khi Quỹ đi vào hoạt động, chất lượng đường sá sẽ tốt lên, giảm thiểu ùn tắc và TNGT, giảm ô nhiễm môi trường do khói bụi phương tiện và đường sá, giảm một số chi phí trong giá thành vận tải (mức tiêu hao nhiên liệu, phụ tùng, sửa chữa phương tiện), tốc độ lưu thông phương tiện tăng lên. Do đó, Quỹ BTĐB sẽ đem lại hiệu quả cao hơn cho vận tải đường bộ nói riêng và nền kinh tế nói chung. Riêng chi phí cho phương tiện vận tải, theo kinh nghiệm của các chuyên gia quốc tế, sẽ giảm 4,5%.

Một nội dung tích cực kèm theo, đó là người dân, khi trực tiếp bỏ tiền ra cho công tác bảo trì đường sá, sẽ quan tâm hơn đến việc giám sát chất lượng quản lý xây dựng và sửa chữa, bảo dưỡng đường.

 

  • Ông Nguyễn Văn Quyền - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục ĐBVN: Quỹ BTĐB phù hợp xu thế thế giới

Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện trên thế giới có 55 quốc gia đã thành lập Quỹ BTĐB, bao gồm trong đó có các nước ASEAN, các nước châu Á, các nước phát triển, châu Âu, châu Phi, Mỹ la tinh như: Lào, Philippines, Singapore, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, NewZealand, Australia, Đức, Chile, Brasil, Nam Phi...

Nhiều năm qua, các tổ chức quốc tế đã khuyến nghị là Việt Nam tăng mức đầu tư vào KCHT giao thông lên 3% GDP, trong đó đầu tư cho xây dựng mới 2,4% và cho QLBT 0,6%. Như vậy vốn cho QLBT đường sá thường xuyên chiếm khoảng 20% tổng vốn đầu tư cho KCHT giao thông và ít nhất bằng 25% vốn XDCB. Để có được nguồn vốn này, việc thành lập Quỹ BTĐB là phương án tối ưu.

P.A

  • Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Hà Nội Bùi Danh Liên: Muốn đi đường tốt thì người dân phải chung tay

“Muốn đi đường tốt thì người dân phải chung tay, nhà nước không thể bao cấp mãi được” - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Hà Nội Bùi Danh Liên trao đổi với PV Báo GTVT.

PV: Là người làm vận tải, xin ông cho biết quan điểm của ông về việc thu phí bảo trì đường bộ?

Ông Bùi Danh Liên:

Quỹ BTĐB đã được quy định trong Luật GTĐB được Quốc hội thông qua. Đã là Luật thì mọi người phải nghiêm túc chấp hành. Hiện tại, một số người đang phản ứng về việc thu phí này, song theo tôi, trong khi ngân sách có hạn, muốn đi đường tốt thì người dân phải đóng góp thêm, chung tay với Nhà nước.

Theo kinh tế thị trường, người dân được hưởng lợi từ đường giao thông thì có trách nhiệm bỏ tiền ra bảo dưỡng đường. Vấn đề là thu theo mức nào và lộ trình như thế nào.

PV: Ý kiến của ông xung quanh mức thu đang được đề xuất?

Ông Bùi Danh Liên:

Về mức phí, theo tôi các mức như đề xuất (xe máy 80.000 - 225.000 đồng mỗi năm, xe con 180.000 đ/tháng, xe trọng tải từ 18 tấn trở lên là 1,4 triệu đồng) cũng là hợp lý. Với xe khách hay xe tải, tiền đó được chia ra theo tấn hàng hóa và đầu hành khách.

Tôi cho rằng, việc thu phí chắc chắn sẽ gặp khó khăn ban đầu do phát sinh chi phí cho người dân. Nhưng khi chất lượng đường sá mà được nâng lên thì doanh nghiệp vận tải sẽ được hưởng nhiều lợi ích, người dân sẽ ủng hộ. Do vậy, cơ quan quản lý Quỹ phải đặc biệt quan tâm tới việc sử dụng hiệu quả đồng tiền người dân đóng góp.

Ngoài ra, theo tôi, nên chăng chúng ta miễn hoàn toàn hoặc có lộ trình thu phí xe máy đối với thương binh và một số đối tượng chính sách. Đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, đời sống còn khó khăn cũng nên cân nhắc cho miễn nộp loại phí này.

PV: Theo ông, cần chuẩn bị gì trước thời điểm Quỹ đi vào hoạt động?

Ông Bùi Danh Liên:

Tôi cho rằng, các cơ quan nhà nước phải có quá trình chuẩn bị thật kỹ trước khi thu phí. Trong đó, đặc biệt quan tâm tới công tác tuyên truyền rộng rãi để người dân, doanh nghiệp hiểu và chung tay đóng góp. Bộ GTVT cũng cần phối hợp với Bộ Tài chính sớm hoàn thành các Thông tư, hướng dẫn.

Việc tập huấn cho các cơ quan đăng kiểm (là nơi thu phí ô tô) và các địa phương trong cả nước để tổ chức thu phí thuận lợi, không gây phiền hà cho dân cũng cần có thời gian... Ngoài ra, theo tôi, cũng cần bổ sung vào Nghị định 34/2010/NĐ-CP về thủ tục xử phạt hành chính với đối tượng trốn nộp phí để tăng cường hiệu quả thu phí.

PV: Xin cảm ơn ông.

Thanh Bình (Thực hiện)

 Cầu Mỹ Thuận 2 đang thi công vượt tiến độ
 Ban hành Hướng dẫn tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải hành khách của 5 lĩnh vực GTVT
 TP.HCM dự kiến mở lại vận tải khách liên tỉnh từ 1/11
 Cuối tháng 9 hợp long cầu Metro Sài Gòn
 Tập trung làm đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đúng tiến độ
 Thử nghiệm thu phí không dừng tại cầu Phú Mỹ
 TP HCM: Đầu tư gần 400 tỷ đồng nâng cấp QL1
 Gần 23.000 tỉ đồng để khép kín đường vành đai 2- TP.HCM
 Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết được tách làm hai dự án