DỰ ÁN
TIN TỨC NỔI BẬT
Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024; Hội nghị viên chức và người lao động năm 2024 của Phân viện KHCN GTVT Phía Nam Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024; Hội nghị viên chức và người lao động năm 2024 của Phân viện KHCN GTVT Phía Nam
Lễ kết nạp Đảng viên mới và công nhận Đảng viên chính thức Lễ kết nạp Đảng viên mới và công nhận Đảng viên chính thức
 Đại hội Công đoàn bộ phận Phân viện KHCN GTVT Phía Nam, lần thứ XV, nhiệm kỳ 2023-2028 Đại hội Công đoàn bộ phận Phân viện KHCN GTVT Phía Nam, lần thứ XV, nhiệm kỳ 2023-2028
Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023; Hội nghị viên chức và người lao động năm 2023 của Phân viện KHCN GTVT Phía Nam Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023; Hội nghị viên chức và người lao động năm 2023 của Phân viện KHCN GTVT Phía Nam
Đại hội Chi bộ phận Phân viện KHCN GTVT Phía Nam nhiệm kỳ 2022-2025 Đại hội Chi bộ phận Phân viện KHCN GTVT Phía Nam nhiệm kỳ 2022-2025

LIÊN KẾT

Lịch vạn niên

  Trang chủ  
  Giới thiệu  
  LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG  
  NHÂN LỰC - THIẾT BỊ  
  KINH NGHIỆM - THÀNH TỰU  
  TIN TỨC  
  Liên hệ  
 English
TIN NGHÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI 29/04/2024 | 11:43:19
 
Xem hình
Mở rộng QL1A và Dự án số 1

Trong bối cảnh lĩnh vực xây dựng cơ bản đang phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, Chính phủ và ngành GTVT đã thể hiện một quyết tâm rất cao trong việc đưa ra chủ trương đầu tư xây dựng và chuẩn bị triển khai dự án mở rộng quốc lộ 1 từ năm 2012 đến 2016. Dư luận xã hội cũng hết sức quan tâm đến dự án này. Vì sao?

Trong lịch sử của đất nước trải dài theo hình chữ S, trục xuyên Việt luôn luôn giữ vị trí quan trọng hàng đầu. Đó là tuyến đường thủy mà quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy từ Quy Nhơn tiến vào phía Nam đánh tan hàng vạn quân Xiêm ở Rạch Gầm-Xoài Mút. Tiếp đó từ Phú Xuân, Quang Trung Nguyễn Huệ theo trục xuyên Việt thủy và bộ, hành quân thần tốc ra Bắc đánh tan 20 vạn quân Thanh. Thời Pháp đô hộ, chế độ thực dân đã làm quốc lộ 1A và tuyến đường sắt xuyên Việt để thực hiện chính sách cai trị và khai thác thuộc địa của mình.

Trong kháng chiến chống Mỹ, tuyến đường Hồ Chí Minh vượt Trường Sơn và trên biển Đông đã góp phần quyết định vào thắng lợi lịch sử của dân tộc ta. Khi non sông về một mối, việc lớn đầu tiên của ngành Giao thông là khôi phục tuyến đường sắt Thống nhất, khai thông quốc lộ 1, mở tuyến vận tải ven biển Bắc-Nam, lập cầu hàng không Hà Nội-TP Hồ Chí Minh. Trong thời kỳ đổi mới, chúng ta đã cải tạo quốc lộ 1A thành đường 2 làn xe, thông xe giai đoạn một và đang thực hiện giai đoạn hai xây dựng đường Hồ Chí Minh, đồng thời đã và đang làm một số đoạn đường bộ cao tốc trên trục Bắc-Nam...

Tuy vậy, trục xuyên Việt chưa đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trước hết là đối với đường bộ. Cụ thể là: đường Hồ Chí Minh hạn chế sức thu hút do chưa hoàn thiện (sạt lở trong mùa mưa) và trình độ phát triển kinh tế-xã hội dọc tuyến còn ở mức thấp; đường cao tốc Bắc-Nam phải chờ đến năm 2030 mới cơ bản hoàn thành, cho nên xe đổ dồn vào quốc lộ 1 gây nên tình trạng quá tải. Sự lựa chọn dự án mở rộng quốc lộ là đúng và cấp thiết.

Vấn đề đặt ra là: cung cách tổ chức thực hiện thế nào để đạt được mục tiêu đề ra với hiệu quả cao. Bởi vì, dự án này là mũi đột phá thực hiện chiến lược đột phá phát triển hạ tầng giao thông và được đề xuất, triển khai sau khi Đảng, Nhà nước chủ trương tái cơ cấu đầu tư công.

Nó trở thành “thước đo” thực hiện các yêu cầu mới về xác định thứ tự ưu tiên, về hiệu quả đầu tư, về kế hoạch phân bổ vốn nhà nước và huy động nguồn vốn xã hội (cụ thể là áp dụng phương thức BOT: xây dựng-kinh doanh-chuyển giao), về bảo đảm tiến độ và chất lượng công trình...

Gần như một yêu cầu đương nhiên, dự án này phải hạn chế được ở mức thấp nhất những khuyết tật lặp đi lặp lại trong lĩnh vực xây dựng giao thông, như: Duy ý chí hoặc cố tình xây dựng tổng mức đầu tư, suất đầu tư thấp để dự án dễ được phê duyệt, đến khi làm phát sinh lớn, cạn vốn, kêu cứu liên hồi. Không kế hoạch hóa được tiến độ giải phóng mặt bằng, thường là rất chậm nhưng không ai phải chịu trách nhiệm. Chia dự án thành nhiều gói thầu quá nhỏ, để “lọt lưới” nhà thầu yếu tham gia thi công; công trường thiếu sự chỉ huy tập trung, thống nhất, nặng về đốc thúc tiến độ, coi nhẹ kiểm tra và nghiệm thu chất lượng công trình...

Phải chăng, ở đây có sự trùng hợp về con số 1: tên của dự án là mở rộng quốc lộ 1 xuyên Việt, dự án đột phá (cũng có nghĩa là số 1) thực hiện chiến lược đột phá phát triển kết cấu hạ tầng và tái cơ cấu đầu tư công.

Đồng thời, đây cũng là dự án giao thông có tầm quan trọng số 1 khi đất nước chuyển sang mô hình tăng trưởng mới hiệu quả và bền vững. Mong rằng ý nghĩa nói trên được thể hiện ngang tầm trong bước khảo sát, thiết kế, dự toán, xây dựng kế hoạch phân bổ vốn, huy động vốn và chuẩn bị triển khai dự án này.

Quang Tuấn

 Cầu Mỹ Thuận 2 đang thi công vượt tiến độ
 Ban hành Hướng dẫn tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải hành khách của 5 lĩnh vực GTVT
 TP.HCM dự kiến mở lại vận tải khách liên tỉnh từ 1/11
 Cuối tháng 9 hợp long cầu Metro Sài Gòn
 Tập trung làm đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đúng tiến độ
 Thử nghiệm thu phí không dừng tại cầu Phú Mỹ
 TP HCM: Đầu tư gần 400 tỷ đồng nâng cấp QL1
 Gần 23.000 tỉ đồng để khép kín đường vành đai 2- TP.HCM
 Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết được tách làm hai dự án