DỰ ÁN
TIN TỨC NỔI BẬT
Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024; Hội nghị viên chức và người lao động năm 2024 của Phân viện KHCN GTVT Phía Nam Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024; Hội nghị viên chức và người lao động năm 2024 của Phân viện KHCN GTVT Phía Nam
Lễ kết nạp Đảng viên mới và công nhận Đảng viên chính thức Lễ kết nạp Đảng viên mới và công nhận Đảng viên chính thức
 Đại hội Công đoàn bộ phận Phân viện KHCN GTVT Phía Nam, lần thứ XV, nhiệm kỳ 2023-2028 Đại hội Công đoàn bộ phận Phân viện KHCN GTVT Phía Nam, lần thứ XV, nhiệm kỳ 2023-2028
Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023; Hội nghị viên chức và người lao động năm 2023 của Phân viện KHCN GTVT Phía Nam Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023; Hội nghị viên chức và người lao động năm 2023 của Phân viện KHCN GTVT Phía Nam
Đại hội Chi bộ phận Phân viện KHCN GTVT Phía Nam nhiệm kỳ 2022-2025 Đại hội Chi bộ phận Phân viện KHCN GTVT Phía Nam nhiệm kỳ 2022-2025

LIÊN KẾT

Lịch vạn niên

  Trang chủ  
  Giới thiệu  
  LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG  
  NHÂN LỰC - THIẾT BỊ  
  KINH NGHIỆM - THÀNH TỰU  
  TIN TỨC  
  Liên hệ  
 English
TIN NGHÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI 02/05/2024 | 12:31:58
 
Ông Lê Quang Hùng
Ông Lê Quang Hùng
'Hầm Thủ Thiêm không thể nứt tiếp khi nằm dưới sông'

Trao đổi với báo chí chiều 9/3, ông Lê Quang Hùng, Cục trưởng Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình (Bộ Xây dựng) khẳng định, vết nứt tại 4 đốt hầm Thủ Thiêm đã khắc phục đúng phương án, chất lượng được kiểm soát.

Hầm ngầm Thủ Thiêm là hạng mục thuộc công trình trọng điểm quốc gia, ông đánh giá như thế nào về độ an toàn của hạng mục này sau khi nhà thầu sửa chữa các vết nứt của các đốt hầm?

- Tháng 5/2008 xuất hiện các vết nứt ở hầm Thủ Thiêm. Đơn vị tư vấn độc lập của Đức cho biết vết nứt tương tự xảy ra ở một hầm chìm ở Sydney (Australia), song mật độ vết nứt hầm Thủ Thiêm lớn hơn nhiều.

Chính phủ đã chỉ đạo kiểm soát chất lượng và khắc phục. Sau gần 2 năm, chủ đầu tư và nhà thầu đã bỏ nhiều công sức sửa chữa công trình này. Trong 8 tháng, các đốt hầm được bơm keo hàn gắn, gia cường bản nóc, sau đó chống thấm. Từng công đoạn đều được kiểm tra và nghiệm thu. Sau đó 4 đốt hầm được bơm nước ngập toàn bộ để kiểm tra thấm. Kết quả là thấm bên trong hầm rất ít, các chỗ bị nứt không có biến dạng trở lại.

Tôi cho rằng, việc xử lý khắc phục các vết nứt đúng phương án, chất lượng đã được kiểm soát. Cục Quản lý chất lượng công trình đã nghiệm thu và đồng ý cho lai dắt, đánh chìm xuống sông Sài Gòn với đốt hầm đầu tiên. 3 đốt tiếp theo sẽ tiếp tục thực hiện trong thời gian tới.

- Vậy theo ông, liệu đốt hầm Thủ Thiêm có tiếp tục xảy ra các vết nứt khi công trình đã nằm dưới lòng sông?

- Tôi cho rằng không thể xảy ra, bởi các vết nứt xuất hiện trong quá trình thi công chứ không phải do chịu lực. Các đốt hầm đã nằm dưới lòng sông có nghĩa là giai đoạn thi công đã chấm dứt.

Các chuyên gia phải đưa đốt hầm vào đúng vị trí dìm. Ảnh: Kiên Cường.

- Việc chống thấm cho công trình ngầm là rất quan trọng, hầm Thủ Thiêm được áp dụng biện pháp chống thấm như thế nào?

- Toàn bộ vách và nóc hầm được phủ một lớp màng dày 3 cm, đáy hầm đặt trên một tấm nhựa và đổ bê tông trên tấm này dày trên 1 m. Vách hầm được quét phun lớp dẻo nên toàn bộ hầm được bao kín. Giải pháp chống thấm này đã được nhiều nước áp dụng mang lại hiệu quả tốt.

Các công trình ngầm đều cho phép có thể thấm nước với một tỷ lệ nhất định và nước rò rỉ được chảy ra đường ống dẫn. Đối với hầm Thủ Thiêm thì hiện không bị thấm sau khi xử lý các vết nứt.

- Có ý kiến cho rằng, các vết nứt sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ 100 năm của công trình, quan điểm của ông thế nào?

- Vấn đề này phụ thuộc vào việc duy tu bảo dưỡng sau khi vận hành, nếu làm tốt thì công trình sẽ đạt được tuổi thọ 100 năm. Việc quản lý bảo dưỡng hầm ngầm sẽ do công ty trong nước thực hiện, nhà thầu nước ngoài sẽ chuyển giao các quy trình cho Việt Nam.

Chúng tôi cũng dự kiến tăng thời gian bảo hành hầm Thủ Thiêm, tuy nhiên, cần xem xét hợp đồng đã ký kết. Hiện thời gian bảo hành công trình này là trên 24 tháng.

* Clip đốt hầm Thủ Thiêm chìm dần xuống sông

- Ông có lo ngại vấn đề gì khi chúng ta vận hành hầm Thủ Thiêm, một công trình ngầm đầu tiên ở Đông Nam Á?

- Các yếu tố như ánh sáng, độ ồn... khi vận hành đều đã được tính toán. Hầm Hải Vân dài tới 6 km đã được chúng ta xây dựng và vận hành an toàn. Nên tôi tin rằng vận hành công trình hầm Thủ Thiêm không xảy ra vấn đề gì đáng lo ngại sau này.

Hầm Thủ Thiêm là công trình ngầm vượt sông đầu tiên ở Việt Nam thuộc dự án Đại lộ Đông Tây ở TP HCM. Theo thiết kế, đường ngầm này bắt đầu chui xuống đất bởi 2 đoạn dẫn ở hai bờ quận 1 và quận 2, với độ nghiêng 4%, nằm dưới đáy sông cách mặt nước 26 m. Mặt cắt ngang của hầm rộng 33,3 m bao gồm hai hướng lưu thông với 3 làn xe mỗi bên. Vận tốc thiết kế của hầm là 60 km một giờ.

Tháng 8/2008, báo cáo của Hội đồng nghiệm thu nhà nước cho thấy, ngay từ tháng 5, khi các đốt hầm được đúc xong, ở hai vách và nắp đã xuất hiện nhiều vết rạn kéo dài từ 2 đến 3 m, bề rộng lớn nhất của vết nứt đến 1 mm.

Sau một năm, đến ngày 15/6/2009 công tác sửa chữa các vết nứt mới bắt đầu và kết thúc sau hai tháng rưỡi. Cuối tháng 12/2009, Hội đồng nghiệm thu nhà nước cho phép tiến hành các bước tiếp theo bơm nước vào bể đúc để kiểm tra thả nổi, khả năng chống thấm.

 

                                                                                                                                                                                                                  (Theo Vnexpress.net)

 Cầu Mỹ Thuận 2 đang thi công vượt tiến độ
 Ban hành Hướng dẫn tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải hành khách của 5 lĩnh vực GTVT
 TP.HCM dự kiến mở lại vận tải khách liên tỉnh từ 1/11
 Cuối tháng 9 hợp long cầu Metro Sài Gòn
 Tập trung làm đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đúng tiến độ
 Thử nghiệm thu phí không dừng tại cầu Phú Mỹ
 TP HCM: Đầu tư gần 400 tỷ đồng nâng cấp QL1
 Gần 23.000 tỉ đồng để khép kín đường vành đai 2- TP.HCM
 Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết được tách làm hai dự án