DỰ ÁN
TIN TỨC NỔI BẬT
Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024; Hội nghị viên chức và người lao động năm 2024 của Phân viện KHCN GTVT Phía Nam Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024; Hội nghị viên chức và người lao động năm 2024 của Phân viện KHCN GTVT Phía Nam
Lễ kết nạp Đảng viên mới và công nhận Đảng viên chính thức Lễ kết nạp Đảng viên mới và công nhận Đảng viên chính thức
 Đại hội Công đoàn bộ phận Phân viện KHCN GTVT Phía Nam, lần thứ XV, nhiệm kỳ 2023-2028 Đại hội Công đoàn bộ phận Phân viện KHCN GTVT Phía Nam, lần thứ XV, nhiệm kỳ 2023-2028
Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023; Hội nghị viên chức và người lao động năm 2023 của Phân viện KHCN GTVT Phía Nam Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023; Hội nghị viên chức và người lao động năm 2023 của Phân viện KHCN GTVT Phía Nam
Đại hội Chi bộ phận Phân viện KHCN GTVT Phía Nam nhiệm kỳ 2022-2025 Đại hội Chi bộ phận Phân viện KHCN GTVT Phía Nam nhiệm kỳ 2022-2025

LIÊN KẾT

Lịch vạn niên

  Trang chủ  
  Giới thiệu  
  LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG  
  NHÂN LỰC - THIẾT BỊ  
  KINH NGHIỆM - THÀNH TỰU  
  TIN TỨC  
  Liên hệ  
 English
TIN NGHÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI 02/05/2024 | 10:12:46
 
Xem hình
'Cảnh sát đứng đúng vị trí trong các vụ bị hất lên capo'

"Những vụ cảnh sát giao thông nhảy lên capo là do bị tài xế tông thẳng chứ không phải họ đứng sai vị trí khi làm nhiệm vụ", thượng tá Trần Sơn, Cục Cảnh sát giao thông trao đổi với VnExpress.net.

- Ông nhìn nhận thế nào về việc gần đây liên tiếp xảy ra các vụ cảnh sát giao thông bị tài xế ôtô hất lên capo, đẩy trên đường?

- Năm 2009 toàn quốc xảy ra 97 vụ vi phạm luật giao thông, chống lại người thi hành nhiệm vụ, làm bị thương 32 cảnh sát giao thông. Trong đó có 26 trường hợp lái xe đâm thẳng cảnh sát giao thông khi bị dừng xe. Mới đây nhất ở Hải Phòng, một thiếu tá khi ra hiệu lệnh dừng xe container đi sai làn đường đã bị lái xe tông thẳng, bị trọng thương và chết sau đó ít ngày.
Riêng Hà Nội có 6 cảnh sát giao thông phải nhảy lên capô để tránh bị thương, trong đó 3 trường hợp phải bám đầu xe hàng km khi lái xe cố tình lạng lách để hất xuống đường.
Thượng tá Trần Sơn. Ảnh: Xuân Tùng
Thượng tá Trần Sơn. Ảnh: Xuân Tùng
Các vụ việc vừa qua ban đầu chỉ là vi phạm hành chính, vi phạm luật giao thông đơn thuần. Nhưng do nhiều năm chúng ta buông lỏng quản lý giáo dục nên ý thức, đạo đức của một số người tham gia giao thông đáng báo động. Việc xử phạt vi phạm giao thông hiện nay chủ yếu theo nghị định 146 chưa đủ sức răn đe.
- Có ý kiến cho rằng tình trạng chống lại cảnh sát giao thông gia tăng một phần do cách hành xử hách dịch, nhũng nhiễu của một số cảnh sát dẫn tới ức chế cho người tham gia giao thông?
- Tuần tra kiểm soát, xử phạt của cảnh sát giao thông là hoạt động công khai và theo quy định của pháp luật. Tất cả vi phạm hay việc không chấp hành đúng quy trình của cảnh sát giao thông người dân đều có quyền giám sát và phản ảnh với cơ quan chức năng. Trường hợp phản ánh đúng chúng tôi sẽ xử lý theo quy định của pháp luật.
- Người dân cho rằng một số cảnh sát bị hất lên capo là do đứng sai vị trí khi thi hành nhiệm vụ. Ông nói sao về điều này?
- Vị trí đứng của cảnh sát giao thông phải tuân theo quy định về quy trình tuần tra kiểm soát vi phạm do Bộ Công an ban hành. Một tổ có 2-3 cảnh sát, nhiều là 5, vị trí đứng của mỗi người, ai ra tín hiệu dừng xe, ai lập biên bản xử lý, kiểm tra giấy tờ xe... đều có đội hình.
Theo quy định, cảnh sát giao thông đứng ở chếch đầu xe, sau đó yêu cầu lái xe tắt máy. Khi lái xe bước ra ngoài thì phải chào rồi mới yêu cầu xuất trình giấy tờ. Việc này đã có quy trình và được công bố.
Trong 97 vụ lái xe chống lại người thi hành công vụ có 26 vụ khi ra hiệu lệnh dừng, tài xế tông thẳng xe vào cảnh sát giao thông chứ không phải vị trí đứng của cảnh sát giao thông sai. Trong các tình huống bất ngờ ấy, nhiều người không kịp trở tay nên bị thương. Một số thì có phản ứng nhanh hơn và rất con người là nhảy lên ca pô và bám vào cần gạt để tránh bị xe tông.
- Một số thành phố đã ghi hình, chụp ảnh để phạt nguội. Tại sao Cục không phổ biến hình thức này, hạn chế tình trạng cảnh sát gặp nguy hiểm khi cố chặn bắt phương tiện vi phạm?
- Cảnh sát giao thông đang sử dụng các phương tiện kỹ thuật để giám sát vi phạm về trật tự an toàn giao thông ở một số tuyến, như Pháp Vân - Ninh Bình mang lại hiệu quả rất tốt. Hà Nội và TP HCM cũng đã cử cảnh sát giao thông ghi hình, quay camera sau đó thông báo cho chủ phương tiện vi phạm.
Tuy nhiên, có một khó khăn là nhiều người không tuân thủ quy định về chuyển đổi chủ sở hữu phương tiện. Mỗi ôtô, xe máy có thể qua 3-5 chủ, nhưng không đăng ký lại cho nên rất khó xác định chủ xe. Hơn nữa trang thiết bị phục vụ cho việc giám sát, ghi hình để xử phạt nguội còn rất thiếu nên rất khó áp dụng.
Ở các nước, ôtô đỗ sai quy định, cảnh sát giao thông chỉ cần dán phiếu vi phạm lên xe và chủ xe sẽ phải đến kho bạc nộp phạt. Đến mức độ nào đó mức phạt sẽ tăng lên, mức cao nhất là tòa sẽ có "trát" mời anh đến làm việc. Nhưng ở ta chưa có những điều kiện, chế tài để làm như vậy.
- Vậy để hạn chế tình trạng chống người thi hành công vụ, Cục Cảnh sát giao thông sẽ có biện pháp gì?
- Trước hết, trong công tác tuần tra kiểm soát, mọi cán bộ chiến sĩ phải chấp hành đúng điều lệnh nội vụ, quy trình công tác, có phương án để cảnh giác với những người có thể có hành vi chống đối.
Ngoài ra, cần xử lý nghiêm, đặc biệt những vụ gây thương tích cho người đang làm nhiệm vụ. Việc xử lý cần công khai tại nơi công cộng hoặc nơi gây án để răn đe giáo dục. Sắp tới khi sửa đổi nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ cũng sẽ nâng cao mức xử lý với hành vi này.
Một số vụ tài xế chống đối cảnh sát giao thông gần đây
Tháng 12/2008, đang chờ khách trên đường Tây Hồ, bị 2 cảnh sát 113 yêu cầu xuất trình giấy tờ, tài xế Tùng của một hãng taxi đã nhấn ga, hất cảnh sát lên nóc capo.
Sáng 2/4/2009, đang trực tại nút giao thông Nguyễn Thái Học (Hà Nội) phát hiện một ôtô vượt đèn đỏ, thiếu úy Trần Khánh Hùng, Đội CSGT số 3 ra đứng đầu xe chặn lại. Ngay lập tức tài xế điều khiển xe lao thẳng, hất cảnh sát này lên nóc capo.
Sáng 21/6/2009, tại ngã tư Bùi Thị Xuân - Trần Nhân Tông (Hà Nội), bị yêu cầu xuất trình giấy tờ vì phạm luật, tài xế một hãng taxi bất ngờ lao thẳng, hất một cảnh sát 113 lên capo. Sau màn lạng lách, vượt đèn đỏ dài 5 km, tài xế mới giảm ga để cảnh sát này nhảy xuống.
Ngày 20/1/2010 khi kiểm tra một xe taxi đỗ sai quy định trên phố Láng Hạ (Hà Nội), trung úy Nguyễn Việt Anh, Đội CSGT số 3 đã bị tài xế taxi hãng CP Hà Nội đẩy lùi đi trên đường 100 m. Cách đây gần 3 năm, trung úy Việt Anh cũng từng bị một tài xế taxi hất lên capo.

 Cầu Mỹ Thuận 2 đang thi công vượt tiến độ
 Ban hành Hướng dẫn tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải hành khách của 5 lĩnh vực GTVT
 TP.HCM dự kiến mở lại vận tải khách liên tỉnh từ 1/11
 Cuối tháng 9 hợp long cầu Metro Sài Gòn
 Tập trung làm đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đúng tiến độ
 Thử nghiệm thu phí không dừng tại cầu Phú Mỹ
 TP HCM: Đầu tư gần 400 tỷ đồng nâng cấp QL1
 Gần 23.000 tỉ đồng để khép kín đường vành đai 2- TP.HCM
 Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết được tách làm hai dự án