Xây dựng công trình trên nền đất yếu đã thách thức các kỹ sư cần phải không ngừng nổ lực và sáng tạo để giải quyết những vấn đề phức tạp và sự cố công trình. Nền đất yếu là nền có độ nén lún lớn, lực kháng cắt nhỏ, sức chịu tải nhỏ, hệ số rỗng lớn,… Cho nên, những công trình xây dựng trên nền đất yếu không đảm bảo các yêu cầu về giới hạn độ lún, ổn định công trình, sức chịu tải,… và thường xuyên xảy ra xự cố công trình. Vậy trước khi xây dựng công trình cần phải có các biện pháp xử lý nền nhằm gia tăng sức chịu tải, hay cải thiện chỉ tiêu cơ lý của đất nền để đảm bảo điều kiện khai thác bình thường của công trình. Ngoài ra, ta cũng nghĩ đến sử dụng những vật liệu nhẹ sẽ làm giảm tải trọng tác dụng lên nền, giảm khả năng biến dạng phá hoại nền cũng ngày càng trở nên phổ biến trong xây dựng công trình trên nền đất yếu ở nước ngoài.
EPS Geofoam là một trong số các loại vật liệu nhẹ, được trung tâm nghiên cứu GEOFOAM nghiên cứu và ứng dụng rất nhiều ở Mỹ. EPS Geofoam được làm những hạt polyme có đường kính 0.5 – 1 mm và trương nở sẽ có đường kính 3.5mm được ép lại thành một khối có kích thước 0.6x1.2x4.8 m.
Dự vào ưu điểm là một vật liệu nhẹ nhưng có cường độ cao, EPS Geofoam được ứng dụng trong các công trình giao thông (Đường đầu cầu, đường đắp cao, ổn định mái dốc, đường trên nền đất yếu…) ở một số quốc gia trên thế giới.
Một số hình ảnh tại Hội thảo:

TS Phạm Văn Hùng - Phó Phân Viện trưởng Phân viện KHCN GTVT Phía Nam
Phát biểu tại Hội thảo
.jpg)
GS.Dawit Neguss Negussey Đại học Syracuse New york trình bày tại Hội thảo
.jpg)

.jpg)
Tặng quà lưu niệm cho GS.Dawit Neguss Negussey
P.TC-HC Tổng hợp
|