DỰ ÁN
TIN TỨC NỔI BẬT
Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024; Hội nghị viên chức và người lao động năm 2024 của Phân viện KHCN GTVT Phía Nam Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024; Hội nghị viên chức và người lao động năm 2024 của Phân viện KHCN GTVT Phía Nam
Lễ kết nạp Đảng viên mới và công nhận Đảng viên chính thức Lễ kết nạp Đảng viên mới và công nhận Đảng viên chính thức
 Đại hội Công đoàn bộ phận Phân viện KHCN GTVT Phía Nam, lần thứ XV, nhiệm kỳ 2023-2028 Đại hội Công đoàn bộ phận Phân viện KHCN GTVT Phía Nam, lần thứ XV, nhiệm kỳ 2023-2028
Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023; Hội nghị viên chức và người lao động năm 2023 của Phân viện KHCN GTVT Phía Nam Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023; Hội nghị viên chức và người lao động năm 2023 của Phân viện KHCN GTVT Phía Nam
Đại hội Chi bộ phận Phân viện KHCN GTVT Phía Nam nhiệm kỳ 2022-2025 Đại hội Chi bộ phận Phân viện KHCN GTVT Phía Nam nhiệm kỳ 2022-2025

LIÊN KẾT

Lịch vạn niên

  Trang chủ  
  Giới thiệu  
  LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG  
  NHÂN LỰC - THIẾT BỊ  
  KINH NGHIỆM - THÀNH TỰU  
  TIN TỨC  
  Liên hệ  
 English
TIN TỨC 24/04/2024 | 23:05:25
 
Thông báo về việc tuyển sinh nghiên cứu sinh năm 2010

 THÔNG BÁO

Về việc tuyển sinh nghiên cứu sinh năm 2010

 

Kính gửi: …………………………………………………….

 

 Căn cứ Quyết định số 93/QĐ-TTg ngày 20/3/1979 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao nhiệm vụ đào tạo trên đại học cho Viện Khoa học và Công nghệ GTVT 

 

 

Viện Khoa học và Công nghệ GTVT thông báo kế hoạch tuyển sinh Nghiên cứu sinh (đào tạo tiến sĩ) năm 2010 như sau:

I. Các chuyên ngành đào tạo nghiên cứu sinh

- Xây dựng Cầu hầm                                         Mã số: 62 58 25 01

- Xây dựng Đường ô tô và đường thành phố          Mã số: 62 58 30 01

- Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp     Mã số: 62 58 20 01

II. Số lượng tuyển sinh: 4 nghiên cứu sinh

III.Hình thức tuyển sinh: xét tuyển sinh

IV. Hình thức đào tạo

1. Thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ đối với người có bằng thạc sĩ là 3 năm tập trung liên tục; đối với người có bằng tốt nghiệp đại học là 4 năm tập trung liên tục.

2. Trường hợp nghiên cứu sinh không theo học tập trung liên tục được và được Viện chấp nhận thì chương trình đào tạo và nghiên cứu của nghiên cứu sinh phải có tổng thời gian học và nghiên cứu như qui định tại Khoản 1 trên, trong đó có ít nhất 12 tháng tập trung liên tục tại Viện để thực hiện đề tài nghiên cứu.

V. Đối tượng xét tuyển

Người tham dự xét tuyển nghiên cứu sinh phải có các điều kiện sau:

       1. Văn bằng chuyên môn:

       a) Có bằng thạc sĩ chuyên ngành đúng với chuyên ngành đào tạo tiến sĩ của Viện.

       b) Có bằng thạc sĩ các chuyên ngành gần phù hợp với chuyên ngành đào tạo tiến sĩ của Viện. Trong trường hợp này người dự tuyển phải học bổ sung một số học phần thuộc chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành đúng sau khi được xét tuyển.

       c) Có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy đạt loại khá, giỏi phù hợp với chuyên ngành đào tạo tiến sĩ của Viện và đã có ít nhất hai năm công tác trong lĩnh vực học tập.

       2. Có một bản đề cương về dự định nghiên cứu, trong đó trình bày:

       a) Tên lĩnh vực, đề tài dự định nghiên cứu, tên chuyên ngành và mã số;

b)    Lý do lựa chọn đề tài, lĩnh vực nghiên cứu;

c)     Mục tiêu và mong muốn đạt được khi đăng ký đi học nghiên cứu sinh;

d)    Lý do lựa chọn Viện Khoa học và Công nghệ GTVT làm cơ sở đào tạo;

e) Kế hoạch thực hiện để đạt được những mục tiêu đề ra;

       g) Lựa chọn hình thức đào tạo tập trung liên tục hay không tập trung liên tục;

       h) Những kinh nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết và những chuẩn bị của thí sinh trong vấn đề hay lĩnh vực dự định nghiên cứu;

       i) Các kết quả nghiên cứu, danh mục các công trình đã có;

k) Lý giải về những điểm khác biệt trong hồ sơ dự tuyển (nếu có);

l) Dự kiến việc làm và các nghiên cứu tiếp theo sau khi tốt nghiệp;

m) Đề xuất người hướng dẫn và có văn bản đồng ý của người được đề xuất (nếu có).

3. Có hai thư giới thiệu:

       a) Hoặc của hai nhà khoa học có chức danh khoa học như giáo sư, phó giáo sư hoặc học vị tiến sĩ cùng chuyên ngành;

       b) Hoặc một thư giới thiệu của một nhà khoa học có chức danh khoa học hoặc học vị tiến sĩ cùng chuyên ngành và một thư giới thiệu của thủ trưởng đơn vị công tác hoặc cùng hoạt động chuyên môn với thí sinh;

c) Những người giới thiệu quy định ở Điểm a điểm b Khoản 3 này phải có ít nhất 6 tháng cùng công tác hoặc cùng hoạt động chuyên môn với thí sinh. Thư giới thiệu phải có những nhận xét, đánh giá về năng lực và phẩm chất của người dự tuyển, cụ thể:

- Phẩm chất đạo đức;

- Năng lực hoạt động chuyên môn;

- Phương pháp làm việc;

- Khả năng nghiên cứu;

- Khả năng làm việc theo nhóm;

- Điểm mạnh và yếu của người dự tuyển;

- Triển vọng phát triển về chuyên môn;

- Những nhận xét khác và mức độ ủng hộ, giới thiệu thí sinh làm nghiên cứu sinh;

4. Yêu cầu về ngoại ngữ:

§  Môn ngoại ngữ: Tiếng Anh.

§   Đối với người dự tuyển phải có một trong các chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp sau:

- Có chứng chỉ tiếng Anh từ TOEFL ITP 450 điểm, CBT 133 điểm, iBT 45 điểm hoặc IELTS 4.5 trở lên hoặc tương đương, trong thời hạn 2 năm kể từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày nộp hồ sơ, được cấp bởi các cơ sở đào tạo được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận.

- Có bằng tốt nghiệp đại học chính qui ngành ngoại ngữ (tiếng Anh).

- Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ tại nước ngoài mà ngôn ngữ sử dụng trong đào tạo là tiếng Anh.

- Có bằng tốt nghiệp đại học tại các trường trong nước mà ngoại ngữ dùng trong toàn bộ chương trình đào tạo là tiếng Anh không qua phiên dịch.

5. Có cam kết thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với quá trình đào tạo theo qui định của Viện (đóng học phí, hoàn trả kinh phí với nơi đã cấp trong quá trình đào tạo nếu không hoàn thành luận án tiến sĩ).

VI. Hồ sơ xét tuyển

Hồ sơ dự xét tuyển nghiên cứu sinh bao gồm đầy đủ các giấy tờ sau đây:

a) Đơn xin dự tuyển theo mẫu của Viện;

b) Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của địa phương nơi cư trú với người dự tuyển thuộc diện học tự do và của cơ quan, công ty với người dự tuyển đang công tác);

c) Lý lịch khoa học bao gồm: các thông tin chung về cá nhân; quá trình đào tạo (từ THPT đến đại học hoặc cao học), tên đề tài luận văn đại học, cao học; tên người hướng dẫn luận văn tốt nghiệp; trình độ ngoại ngữ; các thành tích trong hoạt động khoa học, công tác đoàn thể - xã hội);

d) Giấy chứng nhận đủ sức khỏe của một bệnh viện đa khoa.

e) Các văn bản sau:

-  Bản sao có công chứng bằng tốt nghiệp đại học, cao học và bảng điểm tương ứng;

-  Bản đề cương về dự định nghiên cứu;

-  Các thư giới thiệu;

-  Giấy tờ xác nhận trình độ ngoại ngữ;

-  Bản sao có công chứng quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động dài hạn xác nhận thâm niên công tác;

-  Quyết định hoặc công văn của Cơ quan, Công ty cử, cho phép đi học. Nếu là thí sinh tự do thì phải có xác nhận của địa phương;

g) Bản sao chụp các bài báo khoa học đã công bố.

h) Hai phong bì ghi sẵn địa chỉ và có dán tem.

i) Bốn ảnh cá nhân 4×6.

k) Cam kết thực hiện nghĩa vụ tài chính. 

l) Các văn bản khác (nếu có).

VII. Thời gian nhận hồ sơ xét tuyển.

-         Thời hạn nộp hồ sơ trước ngày 15/8/2010

-         Thời gian xét tuyển hồ sơ: 30/8/2010 đến 15/9/2010

-         Thời gian công bố kết quả tuyển chọn: 1/10/2010.

Hồ sơ xin gửi về: 

Phòng Tổ chức- Hành chính – Tầng 3 nhà A1, Viện Khoa học và Công nghệ GTVT

Số 1252 Đường Láng, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.

Điện thoại: (04) 37664435 Fax: (04) 37664435

VIII. Điều kiện học tập

          Nghiên cứu sinh được tổ chức học tập và làm luận án tiến sĩ tại Viện Khoa học và Công nghệ GTVT là một trong những Viện nghiên cứu khoa học đầu ngành. Viện có đội ngũ giáo viên hướng dẫn có năng lực nghiên cứu khoa học và triển khai hoạt động ứng dụng vào thực tiễn tốt, có hệ thống phòng thí nghiệm đầy đủ trang thiết bị cần thiết cho học tập và nghiên cứu. Ngoài nhiệm vụ học tập, nghiên cứu sinh cũng được cùng với đội ngũ cán bộ khoa học của Viện thực hiện những nhiệm vụ khoa học cụ thể, tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành, vừa nâng cao trình độ thực tiễn vừa tích lũy được kinh nghiệm để nâng cao trình độ của mình.

Viện Khoa học và Công nghệ GTVT thông báo để quý cơ quan, đơn vị, cá nhân có nhu cầu đào tạo tiến sĩ, cử cán bộ về Viện dự tuyển nghiên cứu sinh và có sự phối hợp chặt chẽ với Viện để công tác đào tạo tiến sĩ của Viện ngày càng tốt hơn.

 

 

Nơi nhận:

-          Bộ Giáo dục và Đào tạo (để b/cáo);

-          Bộ GTVT (để b/cáo);

-          Sở Xây dựng, Sở GTVT các tỉnh, Tp;

-     Các Trường ĐH, Cao đẳng, ViệnNC;

-          Các Tổng Công ty, Công ty......

-         Lưu: VT, TCHC,

 

 VIỆN TRƯỞNG

 

 

Đã ký

 

 

TS. Doãn Minh Tâm

 


DANH MỤC CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ

CỦA VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GTVT 

Tên danh mục chuyên ngành đào tạo

Mã số

1

Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp

62.58.20.01

2

Xây dựng cầu, hầm

62.58.25.01

3

Xây dựng đường ô tô và đường thành phố

62.58.30.01

 

 

Thông báo cuộc thi sáng tác mẫu biểu trưng -logo Viện Khoa học và Công nghệ GTVT

Thông báo cuộc thi sáng tác mẫu biểu trưng -logo Viện Khoa học và Công nghệ GTVT

Hội nghị học tập chuyên đề Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Hội nghị học tập chuyên đề Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Ngày 11-3-2010, Viện Khoa học và Công nghệ GTVT đã tổ chức hội nghị học tập chuyên đề Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, “là đạo đức, là văn minh”, tham dự hội nghị có các đồng chí trong Ban chấp hành Đảng bộ Viện, các đồng chí Lãnh đạo Viện, các đồng chí đảng viên và cùng toàn thể cán bộ, công nhân viên trong toàn Viện.

ĐẠI DIỆN ĐẠI SỨ QUÁN NHẬT BẢN THĂM VÀ LÀM VIỆC VỚI VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GTVT ĐẠI DIỆN ĐẠI SỨ QUÁN NHẬT BẢN THĂM VÀ LÀM VIỆC VỚI VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GTVT

Thực hiện chỉ đạo của Bộ về việc đề xuất các lĩnh vực hợp tác KHCN trong GTVT trong khuôn khổ hợp tác toàn diện trong lĩnh vực GTVT giữa Bộ GTVT Việt Nam và Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, GTVT và Du lịch (MLIT) Nhật Bản, ngày 01/3/2010, Vụ Hợp tác quốc tế- Bộ GTVT đã về Viện và chủ trì buổi làm việc giữa Đại diện ĐSQ Nhật Bản tại Hà Nội với Viện Khoa học và Công nghệ GTVT (ITST) về khả năng hợp tác giữa Viện Khoa học và Công nghệ GTVT và Viện Quản lý Cơ sở hạ tầng và Đất đai (NILIM).

TIÊU CHUẨN THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG NHỰA TIÊU CHUẨN THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG NHỰA

Kết quả của Hội đồng đánh giá cấp cơ sở

Chuyển đổi Tiêu chuẩn Ngành 22 TCN 249-98 sang TCVN 2009
TIÊU CHUẨN THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG NHỰA

Mặt đường bê tông nhựa chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số các loại mặt đường có phủ mặt trong mạng lưới đường ở Việt Nam, cả hiện tại và tương lai. Tiêu chuẩn Ngành GTVT 22TCN 249-98 “Quy trình công nghệ thi công và nghiệm thu mặt đường bê tông nhựa” đã được ban hành và áp dụng. Tuy nhiên cần bổ sung chỉnh sửa và chuyển đổi thành tiêu chuẩn Quốc gia –TCVN để thống nhất áp dụng, quản lý chất lượng xây dựng mặt đường bê tông nhựa ở Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu chuyển đổi có hiệu chỉnh, bổ xung tiêu chuẩn 22TCN 249-98 sang TCVN về thi công và nghiệm thu mặt đường bê tông nhựa là cần thiết. 

Chuyển đến trang [trước]  1, 2, 3, 4, 5, 6